Ngay Cả Sự Chết Cũng Phục Vụ Cho Sự Sống
Chúng ta nhận thấy Cựu Ước – trong khi nhìn nhận sự có mặt
của nhiều loại sự dữ và đau khổ trong đời – đã làm chứng hùng hồn rằng sự khôn
ngoan và lòng từ ái của Thiên Chúa (biểu hiện qua sự quan phòng thần linh của
Ngài) tất thắng trên mọi sự dữ và đau khổ.
Cảm nhận này được trình bày trong Sách Gióp, cuốn sách
xoáy trọn vào chủ đề sự dữ và tiếng kêu ai oán thất vọng. Cuốn sách quan trọng
này (về chủ đề sự dữ) đôi khi được thấy như một kiểm nghiệm hùng hồn ‘đo lòng’
người công chính. Nhưng đây chỉ là một khía cạnh phụ thuộc của quyển sách mà
thôi. Cốt lõi của quyển sách chính là sự đúc kết vừa rõ ràng vừa công phu của
tác giả rằng Thiên Chúa là Đấng tốt lành. Qua Sách Gióp, chúng ta nắm bắt những
giới hạn và bản chất phù du của mọi tạo vật. Chúng ta nhận ra rằng một số hình
thức của sự dữ thể lý có thể là do bản chất sa ngã của thế giới gây ra.
Chúng ta cũng ý thức rằng tất cả những gì thuộc vật chất
đều ở trong một mối quan hệ hỗ tương gần gũi nhau – như câu nói xưa: “Đây chết
thì kia sống”. Như vậy, xét một mức nào đó, ngay cả sự chết cũng phục vụ cho sự
sống. Qui luật này cũng không loại trừ con người – vì con người vừa là xác thịt
vừa là tinh thần, vừa khả diệt vừa bất tử.
Trong chiều hướng này, những ý tưởng của Thánh Phao-lô
càng vén mở các chân trời rộng hơn nữa: “Dù con người bên ngoài chúng tôi có
tiêu tan đi, thì con người bên trong của chúng tôi ngày càng đổi mới” (2Cr
4,16). Rồi ngài nói thêm: “Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện
tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời” (2Cr
4,17).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét